Tôn giáo Người_Lào

Bài chi tiết: Tôn giáo tại Lào

Tôn giáo tại Lào mang tính hổ lốn cao, và bắt nguồn từ ba nguồn chính, hầu hết người Lào tự xem mình là tín đồ Phật giáo tiểu thừa, nhiều truyền thống của họ bắt nguồn từ Ấn Độ giáoPhật giáo.

Phật giáo

Bài chi tiết: Phật giáo tại Lào
Cung cấp thực phẩm cho nhà sư để làm công đức tại một ngôi chùa tại Vientiane

Phật giáo (ພຣະພຸດທະສາສນາ, พุทธศาสนา, [pʰā pʰūt tʰāʔ sàːt sáʔ nǎː]) là tôn giáo phổ biến nhất tại Lào, được 67% dân số nước này và gần như toàn bộ dân tộc Lào tin theo. Con số "Phật tử" có thể còn cao hơn, do Phật giáo cũng có ảnh hưởng đến nhiều nhóm bộ tộc khác, song những nhóm này lại thường tự xem mình là người theo thuyết vật linh.[24] Phật giáo cũng là tôn giáo chiếm ưu thế tại Isan và hầu hết các quốc gia láng giềng của Lào. Bên trong Phật giáo, hầu hết người Lào theo phái tiểu thừa (ເຖຣະວາດ, เถรวาท, [tʰěː rā wâːt]) song vẫn có ảnh hưởng lịch sử từ Đại thừa và đây cũng là phái chính của những người Việtngười Hoa thiểu số định cư giữa những người Lào.

Trong một cộng đồng người Lào, đền chùa là trung tâm của các hoạt động cộng đồng, nơi dân làng tập hợp để thảo luận về các mối quan tâm hoặc thỉnh cầu nhà sư suy xét và hướng dẫn cho họ, và hầu hết đàn ông sẽ vào chùa ở trong một số thời điểm nhất định để tiếp nhận thêm kiến thức tôn giáo và để làm công đức.

Ngũ giới (ປັນຈະສິນ, [ban tʃaʔ sin], เบญจศีล, [beːn tʃaʔ sin]) của Phật giáo khuyên con người không được sát sinh, trộm cướp, tà dâm, gian dối, say sưa. Văn hóa và cách cư xử của người Lào mang những nét tiêu biểu xuất phát từ niềm tin Phật giáo, bao gồm khoan dung, tôn trọng người lớn tuổi và cấp bậc trong gia đình, lòng vị tha, vô tư với thế gian, chu đáo với em ruột, lịch sự, tự phủ định, và khiêm tốn. Các niềm tin căn bản là đầu thainghiệp.[25]

Các ngày lễ có liên quan đến Phật giáo bao gồm Boun Phra Vet (Phật hóa thân, ບຸນພຣະເວດ, บุญพระเวส, [bun pʰaʔ vet]), Magha Puja (Tăng đoàn, ມະຄະບູຊາ, มาฆบูชา), Songkhan (tết, ສັງຂານ, สงกรานต์), Phật đản (ວິສາຂະບູຊາ, วิศาขบูซา), Vassa (an cư, ວັນເຂົ້າພັນສາ, วันเข้าพรรษา), Wan Awk Pansa (ວັນອອກພັນສາ วันออกพรรษา), Kathina (ກະຖິນ, กฐิน). Ngoài những ngày này, các ngày an tức nguyệt của Phật giáo (ວັນພຣະ, วันพระ, [van pʰaʔ]), trong các tuần trăng, và hội chùa cũng là những lúc người ta đến viếng thăm các chùa để cầu nguyện và thỉnh cầu lời giáo huấn của các nhà sư về các mối quan tâm tinh thần, và cúng thực phẩm, tiền hoặc giúp đỡ các công việc của nhà chùa, được gọi trong tiếng Lào là tambun (ທຳບຸນ, ทำบุญ, [tʰam bun]).

Thuyết vật linh

Thuyết vật linh là tôn giáo bản địa của hầu hết những người Môn–Khmer và gần đây là thiểu số H'Mông-Miền và Tạng-Miến, và cũng là tôn giáo truyền thống của các sắc tộc Thái trước khi họ tiếp nhận Phật giáo, thậm chí một số bộ tộc Thái nay vẫn là những người theo thuyết vật linh. Đối với người dân tộc Lào, thuyết vật linh đan xen với Phật giáo và một số yếu tố Ấn Độ giáo. Mặc dù bị đàn áp vào các thời điểm khác nhau trong lịch sử, thuyết vật linh vẫn tiếp tục là một bộ phận lớn trong truyền thống tôn giáo của người Lào.

Một điện cúng gần Wat Kham Chanot, tỉnh Udon Thani

Người Lào tin vào ba mươi hai vị thần linh được gọi là khwan (ຂວັນ, ขวัญ, [kʰwan]) bảo vệ thể xác con người, và các nghi lễ basi (ບາສີ, [baː siː], ใบสี, [bɑj siː]) được thực hiện trong các sự kiện quan trọng hoặc trong những lúc lo lắng để trói buộc các linh hồn và thể xác, nếu thiếu vắng chúng thì người ta sẽ tin rằng đã mời bệnh tật hoặc tai họa đến. Ngoài ra, có các thần linh khác, được gọi là phi (ຜີ, ผี, [pʰiː]); cụ thể là bảo vệ các ngôi nhà hoặc các lãnh thổ, chúng là các địa điểm, sự vật hoặc hiện tượng tự nhiên; linh hồn tổ tiên và các linh hồn khác bảo vệ con người; và các linh hồn độc ác. Các thần linh bảo hộ của các địa điểm, như phi wat (ຜີວັດ, ผีวัด) của các chùa và lak mueang (ຫລັກເມືອງ, หลักเมือง, [lak mɯːaŋ]) của các đô thị được cộng đồng tổ chức cúng tế với thực phẩm.

Trong cuộc sống hàng ngày, hầu hết người Lào phải cúng tế các thần linh được cho là cư trú trong các điện thờ để mong được bình an. Đồ cúng gồm hoa, hương, và nến, và người ta sẽ cầu nguyện các thần linh phù hộ. Các thần linh tự nhiên bao gồm các thần sống trong cây cối, đồi núi, hoặc trong rừng. Các thần linh bảo vệ người dân thường là tổ tiên hoặc các thánh thần đến vào các thời điểm khác nhau trong cuộc sống, được gọi là thewada. Các thần linh ác độc bao gồm những người xấu xa trong kiếp trước hoặc đã chết một cách bi thảm, chẳng hạn như phi pob (ຜີປອບ, ผีปอบ) rùng rợn và phi dip (ຜີດິບ, ผีดิบ) hút máu. Một số "phi" là các vị thần bản địa và phi Ấn Độ giáo, như phi thaen (ຜີແຖນ, ผีแถน) [26]

Các pháp sư tâm linh (ໝໍຜີ, หมอผี) là những người địa phương được đào tạo để thực hiện các lễ nghi và giao tiếp giữa linh hồn của họ với các linh hồn nói chung. Sử dụng thôi miên, các khách thể tinh thần thấm nhuần với sức mạnh thiên nhiên, hoặc saksit, các tài sản, và các nghi thức như lam phi fa (ລຳຜີຟ້າ, ลำผีฟ้า, [lam pʰiː faː]) hoặc basi, pháp sư thường được người dân đến tham khảo ý kiến những lúc họ gặp rắc rối, bị ma ám ảnh, bị bệnh tật hoặc các bất hạnh khác mà họ cho rằng có thể do các linh hồn độc ác hoặc không hạnh phúc gây ra. Các pháp sư cũng thường hiện diện trong các lễ hội vật linh.[27]

Ấn Độ giáo

Một tượng Brahma (hậu cảnh) tại một chùa ở Vientiane

Ấn Độ giáo là tôn giáo có ảnh hưởng chủ yếu đến đế quốc Khmer, đề tài Ấn Độ giáo có thể được tìm thấy trong các đền chùa của họ, như Vat Phou.[28] Các đền chùa thường được xây dựng trên các địa điểm của các đền thời Ấn Độ giáo cổ đại, và các bức tượng hoặc họa tiết của các vị thần Ấn Độ giáo thường được tìm thấy bên ngoài các ngôi đền. Mặc dù các nghi lễ Ấn Độ giáo có ảnh hưởng lớn, song người Lào không công khai chúng như những người Xiêm láng giềng.

Người Lào đã tiếp nhận và phỏng tác Ramayana thành một phiên bản địa phương, được gọi là Phra Lak Phra Ram (ພຣະລັກພຣະຣາມ, พระลักษมณ์พระราม, [pʰaʔ lak pʰaʔ laːm]). Phiên bản Lào của sử thi được xen vào những thần thoại của người Lào, và Bản sinh kinh cũng được coi trọng.[29] Nhiều điệu múa cung đình dựa trên các tình tiết của câu chuyện. Ấn Độ giáo đã đan xen một cách dễ dàng vào cả thuyết vật linh và Phật giáo, do đó nhiều vị thần Ấn Độ giáo được coi là Thaen và các nhà sư Phật giáo đã kết hợp nhiều nghi thức Bà-la-môn. Người dân Lào đặc biệt tôn kính Naga, các á thần giống con rắn và cai trị các tuyến đường thủy.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Người_Lào http://www.usq.edu.au/users/sonjb/sllt/4/Draper04.... http://www.ethnologue.com/country_index.asp?place=... http://www.everyculture.com/East-Southeast-Asia/La... http://www.everyculture.com/multi/Ha-La/Laotian-Am... http://books.google.com/books?id=7-P6a6KL3PcC&pg=P... http://books.google.com/books?id=soQ-x90jQv0C&pg=P... http://laoconnection.com/ http://www.laoembassy.com/news/constitution/consti... http://www.academia.edu/1049233/Thai_and_Lao_Buddh... http://www.seasite.niu.edu/lao/undp/understandingC...